Đánh giá mô hình đầu tư điện mặt trời mái nhà máy là một khâu quan trọng để doanh nghiệp cân nhắc trước khi ra quyết định lắp đặt, vận hành dự án. Liệu doanh nghiệp của bạn đã biết đánh giá cụ thể các mô hình đầu tư có ưu nhược điểm ra sao?
Bài viết dưới đây sẽ giúp các doanh nghiệp tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về 2 mô hình đầu tư điện mặt trời mái nhà máy đang được ưa chuộng nhất hiện nay.
Thực trạng doanh nghiệp khi đánh giá, lựa chọn giải pháp đầu tư điện mặt trời áp mái
Các mái tôn nhà xưởng để không có thể xuống cấp, cần tới hàng tỷ đồng chi phí bảo trì trong 25 đến 30 năm. Khi đầu tư điện mặt trời mái nhà máy, doanh nghiệp chủ động tạo ra nguồn năng lượng sạch, giảm sự phụ thuộc vào EVN trong bối cảnh giá điện ngày càng tăng. Đồng thời, hệ thống tấm pin mặt trời có tác dụng cách nhiệt, làm mát môi trường bên trong nhà xưởng và giúp hạn chế tối đa những hư hỏng trên mái nhà do mưa nắng, thiên tai.
Hiện nay, đa số các doanh nghiệp đã nhận thức được hiệu quả kinh tế thiết thực của điện mặt trời mái nhà máy. Mặc dù vậy, việc lựa chọn hình thức đầu tư nào cho phù hợp vẫn còn là thách thức không nhỏ.
Lựa chọn hình thức đầu tư điện mặt trời là thách thức của nhiều doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp có nguồn lực tài chính dồi dào, điều cần cân nhắc chủ yếu là các vấn đề về kỹ thuật: lựa chọn trang thiết bị nào có hiệu suất hoạt động tốt và lâu bền, đánh giá đơn vị cung cấp có dịch vụ thi công, lắp đặt, bảo hành bảo trì uy tín hay không… Dựa trên việc phân tích các thông số đầu vào về công nghệ, nguồn vốn, chi phí hoạt động, từ đó doanh nghiệp tính toán được hiệu quả tài chính, kinh doanh của hệ thống điện mặt trời trong trung hạn, dài hạn. Phương án nào đem tới hiệu quả cao và ít rủi ro hơn sẽ được lựa chọn.
Với các doanh nghiệp quy mô trung bình trở lên, bên cạnh vấn đề kỹ thuật còn là câu chuyện nguồn vốn đầu tư lấy từ đâu, tác động của dự án tới tình hình tài chính như thế nào... Do không có sẵn đội ngũ chuyên gia về kỹ thuật và tài chính nên doanh nghiệp khó có được các thông tin cần thiết và chính xác để đánh giá khách quan về hiệu quả của hệ thống trong dài hạn. Điều đó dẫn đến việc khó kiểm soát chất lượng và rủi ro sau khi hệ thống đã đi vào vận hành.
Bốn chỉ số doanh nghiệp cần đánh giá về đầu tư điện mặt trời mái nhà máy
Bốn chỉ số cần đánh giá khi đầu tư hệ thống điện mặt trời trên mái nhà máy.
Giống như mọi loại hình đầu tư khác, đầu tư điện mặt trời mái nhà máy cần thiết phải tính toán được hiệu quả và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp trong dài hạn. Việc tính toán và phân tích căn cứ trên các cơ sở dữ liệu liên quan tới thông số đầu tư, thông số kỹ thuật, thông số kinh doanh và hiệu quả tài chính.
Về thông số đầu tư: Doanh nghiệp sẽ huy động vốn đầu tư từ nguồn lực nào? Tỷ lệ vốn vay và lãi suất ngân hàng là bao nhiêu? Điều kiện vay vốn và dòng tiền như thế nào?... Bên cạnh đó, cần lựa chọn các thiết bị và giải pháp kỹ thuật phù hợp để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả, ít hỏng hóc, giảm chi phí đầu tư trong dài hạn.
Về thông số kỹ thuật: Doanh nghiệp cần quan tâm tới sản lượng điện phát ra (hàng tháng, hàng năm, suốt dòng đời dự án) là bao nhiêu; các yếu tố gây ảnh hưởng tới sản lượng điện (hiệu suất chuyển đổi của tấm pin và inventor, cường độ bức xạ, bụi, nhiệt độ môi trường, hướng mái, độ dốc mái,...); hiệu suất suy hao tấm pin hàng năm.
Về thông số kinh doanh: Các chi phí quản lý, chi phí cho quá trình theo dõi, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa & khắc phục sự cố, chi phí khấu hao thiết bị là bao nhiêu. Doanh nghiệp cũng cần dự kiến và so sánh về mức giá mua điện từ EVN, giá bán điện dư cho EVN, tỷ lệ trượt giá hàng năm…
Từ những thông số trên, doanh nghiệp tính toán được hiệu quả tài chính của hệ thống điện mặt trời mái nhà máy dựa trên các chỉ số về lợi nhuận, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR, giá trị hiện tại thuần NPV và thời gian hoàn vốn.
Ưu điểm từ hai mô hình đầu tư điện mặt trời áp mái của EGE Solar
Dựa trên thực tế nhu cầu về điện mặt trời áp mái của các doanh nghiệp, EGE Solar ra đời với phương châm trở thành đối tác đầu tư và cung cấp giải pháp năng lượng hoàn chỉnh chứ không phải là nhà cung cấp thiết bị đơn thuần. Theo đó, đội ngũ chuyên gia kỹ thuật và tư vấn tài chính giàu kinh nghiệm của EGE Solar sẽ giúp đỡ doanh nghiệp hoàn thiện toàn bộ quá trình khảo sát, đánh giá nói trên một cách nhanh chóng, chính xác.
Ngoài ra, ưu thế nổi bật của EGE Solar là mang tới cho doanh nghiệp 2 lựa chọn hợp tác đầu tư: EGE Share - Cùng hợp tác đầu tư hoặc EGE All - Hợp tác & Chia sẻ lợi ích.
Với mô hình EGE Share, doanh nghiệp và EGE Solar cùng góp vốn đầu tư và cùng khai thác hệ thống. EGE đảm nhận toàn bộ các khâu thiết kế, lên phương án tài chính, thi công lắp đặt, vận hành và bảo trì hệ thống trong suốt thời gian dự án 20 - 30 năm.
Với mô hình EGE All, EGE Solar đầu tư 100% cho hệ thống và chia sẻ lợi ích cho doanh nghiệp theo một trong ba hình thức: Trả tiền thuê mái nhà xưởng; Chia sẻ doanh thu từ bán điện cho EVN; Bán điện cho doanh nghiệp với giá ưu đãi tốt hơn giá mua từ EVN.
Cả hai mô hình nói trên đều có ưu điểm là giúp doanh nghiệp giảm bớt rất nhiều rủi ro so với việc tự bỏ 100% vốn đầu tư hệ thống. Khi đó, dù chưa cần bỏ tiền đầu tư nhưng doanh nghiệp vẫn có ngay lợi ích từ việc tận dụng mái nhà xưởng bỏ không. Sau một thời gian khai thác hệ thống và có thêm dữ liệu đánh giá từ thực tế, doanh nghiệp có thể cân nhắc mua lại từng phần hoặc toàn bộ hệ thống, tùy theo tình hình tài chính, kinh doanh tại thời điểm đó.
Đánh giá mô hình đầu tư điện mặt trời mái nhà máy phù hợp cần dựa trên thông tin chính xác và đáng tin cậy từ các chuyên gia kỹ thuật, tài chính có trình độ cao. Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp hãy liên hệ EGE Solar để nhận được tư vấn chi tiết:
Công ty Cổ phần Giải pháp Năng lượng tái tạo Ecoba (EGE)
Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà Udic Complex Hoàng Đạo Thúy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Bình Dương: P. E09-09, Block B, Tòa nhà TDC Plaza TT Hành chính Bình Dương, Phường Hòa Phú, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
Website: ege.com.vn / ecobavietnam.com.vn
Điện thoại: 024 6668 0258